Cùng Đọc tài liệu ôn luyện đề thi thử lịch sử vào 10 năm 2020 mã đề 017 bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm theo cấu chung đề tuyển sinh lớp 10.
Thử sức với đề thi này trong 60 phút em nhé!
Đề thi thử
Câu 1: Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó có đạo luật Táp-Hác-Lây nhằm mục đích gì?
A. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen
B. Chống phong trào công nhân và Đảng Cộng sản Mỹ hoạt động
C. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc
D. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ
Câu 2: Tháng 8/1945 điều kiện khách quan bên ngoài rất thuận lợi, tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập, đó là
A. Sự thắng lợi của Hồng quân Liên xô của mặt trận Xô-Đức
B. Sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật
C. Sự thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu
D. Sự nổi dậy giành thắng lợi của nhân dân các nước Đông Âu
Câu 3: Thủ đoạn trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?
A. Tăng số lượng ngụy quân
B. Rút dần quân Mĩ về nước
C. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tiến hành chiến tranh xâm lược Lào, Cam-pu-chia
D. Cô lập cách mạng Việt Nam
Câu 4: Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản như thế nào?
A. Lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài chưa từng thấy từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
B. Tiếp tục tăng cường với tốc độ cao
C. Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới
D. Nước có nền kinh tế phát triển nhất
Câu 5: Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương thời kỳ 1936-1939 là
A. Bọn phản động thuộc địa
B. Chủ nghĩa phát xít
C. Bọn phản động Pháp và bè lũ tay sai
D. Thực dân Pháp và chính quyền phong kiến
Câu 6: Đến đầu thế kỉ 70, các nước Tây Âu đã trở thành
A. Một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới
B. Khối kinh tế tư bản, đứng thứ hai trên thế giới
C. Tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh
D. Trung tâm công nghiệp – quốc phòng lớn nhất của thế giới
Câu 7: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII tổ chức trong khoảng thời gian nào?
A. Từ 10-25/5/1941
B. Từ 10-19/5/1941
C. Từ 10-29/5/1941
D. Từ 10-15/5/1941
Câu 8: Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là
A. Nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á
B. Mong muốn duy trì hòa bình và ổn định khu vực
C. Các nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong xây dựng và phát triển đất nước
D. Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều
Câu 9: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày?
A. 56 ngày đêm
B. 60 ngày đêm
C. 66 ngày đêm
D. 55 ngày đêm
Câu 10: Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người
A. Phát minh hóa học
B. Phát minh sinh học
C. “Cách mạng xanh”
D. Tạo ra công cụ lao động mới
Câu 11: Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ?
A. Mở rộng lãnh thổ.
B. Duy trì nền hòa bình thế giới.
C. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
D. Khống chế các nước khác.
Câu 12: Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã
A. Được thực dân Pháp dung dưỡng
B. Bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm
C. Bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề nhất
D. Được thực dân Pháp sử dụng làm tay sai đắc lực cho chúng
Câu 13: Trong chính sách thương nghiệp, Pháp đã đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài vì
A. Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương
B. Muốn độc quyền chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương
C. Cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài
D. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển
Câu 14: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà phải làm gì?
A. Làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả
B. Làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện
C. Làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn
D. Làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước
Câu 15: Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ la-tinh là ai?
A. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới
B. Chủ nghĩa thực dân cũ
C. Chế độ phân biệt chủng tộc
D. Giai cấp địa chủ phong kiến
Câu 16: Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc ngày sau 1975 là gì?
A. Hàn gắn vết thương chiến tranh
B. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa
C. Tiếp tục làm nhiệm vụ căn cứ địa của cách mạng cả nước
D. Tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Cam-pu-chia
Câu 17: Sau đêm 9/3/1945 khẩu hiệu mà Đảng Cộng sản Đông Dương sử dụng là gì?
A. “ Diệt phát xít Nhật”
B. “Chống phát xít, chống chiến tranh”
C. “ Phá khi thóc Nhật, giải quyết nạn đói”
D. “Tự do, cơm áo, hòa bình”
Câu 18: Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã dẫn đến sự thành lập các tổ chức Cộng sản nào trong năm 1929?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn
B. Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn
C. An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn
D. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng
Câu 19: Trước khí thế đấu tranh của quần chúng công nông, bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến tay sai ở nhiều địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh bị tan rã. Các tổ chức Đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lý đời sống của mình đó là kết quả của phong trào đấu tranh nào?
A. Phong trào cách mạng 1930-1931
B. Biểu tình 1/5/1930 trên toàn quốc
C. Biểu tình 12/9/1930 của nông dân huyện Hưng Nguyên ( Nghệ An)
D. Đấu tranh vũ trang của nông dân, công nhân … tháng 9,10/1930
Câu 20: Lực lượng cách mạng để đánh đổ đế quốc và phong kiến được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì?
A. Công nhân và nông dân
B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản và địa chủ phong kiến
C. Công nhân, nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, tri thức, trung nông
D. Công nhân, nông dân, tư sản
Câu 21: Năm nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 là
A. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Xingapo
B. Indonexia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Xingapo
C. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Indonexia
D. Indonexia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Brunây
Câu 22: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là gì?
A. Tiếp tục đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp
B. Chống “ tố tộng”, “diệt cộng”, đòi quyền tự do, dân chủ
C. Bảo vệ miền Bắc XHCN, để miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam
D. Đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ -ne-vơ, bảo vệ hòa bình
Câu 23: Vì sao lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm của Châu Phi?
A. Cả 17 nước châu Phi giành được độc lập
B. Tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập
C. Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan rã
D. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi
Câu 24: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm nào?
A. 1947
B. 1945
C. 1949
D. 1951
Câu 25: Nơi nào hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên?
A. Sài Gòn
B. Huế
C. Hà Nội
D. Nam Định
Câu 26: Đâu là trở ngại chủ quan ảnh hưởng đến thắng lợi của XHCN và Đông Âu
A. Chưa đảm bảo đầy đủ sự công bằng xã hội và quyền dân chủ của nhân dân
B. Sự trì trệ, thiếu năng động trước những biến động của tình hình thế giới
C. Sự phá hoại của các thế lực phản động
D. Rập khuôn, giáo điều theo mô hình xây dựng XHCN ở Liên Xô
Câu 27: Lý do nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm hòa hoãn với Tưởng Giới Thạch để chống Pháp, khi thì hòa hoãn với Pháp để đuổi tưởng?
A. Tưởng dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong
B. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của quân Anh
C. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống 2 kẻ thù mạnh
D. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng
Câu 28: Sau chiến tranh chống Nhật 1946-1949 ở Trung Quốc diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng
A. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi
B. Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng hợp tác
C. Liên Xô và Trung Quốc kí hiệp ước hợp tác
D. Nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng
Câu 29: Vì sao ta mở chiến dịch Biên giới 1950?
A. Tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước
B. Khai thông biên giới, con đường liên lạc quốc tế giữa ta và Trung Quốc với các nước dân chủ thế giới
C. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa cách mạng tạo điều kiện đẩy mạnh cách mạng
D. Để đánh bại kế hoạch Rove
Câu 30: Ngày 11/3/1951 Hội nghị đại biểu của nhân dân 3 nước Đông Dương đã thành lập tổ chức nào?
A. Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào
B. Mặt trận Việt-Miên-Lào
C. Liên minh Việt-Miên-Lào
D. Mặt trận thống nhất Việt-Miên-Lào
Câu 31: Vạch trần chính sách đàn áp bọc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng. Đó là nội dung của tờ báo nào?
A. Đời sống công nhân
B. Nhân đạo
C. Tạp chí thư tín quốc tế
D. Người cùng khổ
Câu 32: Phong trào yêu nước dân tộc dân chủ công khai diễn ra từ
A. 1919-1926
B. 1919-1925
C. 1919-1927
D. 1919-1928
Câu 33: Địa điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái ( 9/2/1930)?
A. Yên Bái, Hà Nội, Phú Thọ
B. Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình
C. Yên Bái
D. Yên Bái, Hải Phòng, Hà Nội
Câu 34: Âm mưu thâm độc nhất của “ Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A. Dùng người Việt đánh người Việt
B. Sử dụng phương tiện chiến tranh và “cố vấn” Mĩ
C. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”
D. Phá hoại cách mạng miền Bắc
Câu 35: Điều nào sau đây chứng tỏ chính quyền, quân đội Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pari?
A. Tiến hành chiến dịch “ tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân” bình định lấn chiếm” vùng giải phóng
B. Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ
C. Nhận viện trợ quân sự của Mĩ
D. Lập Bộ chỉ huy quân sự
Câu 36: Phương châm chiến lược của ta trong Đông-Xuân 1953-1954 là gì?
A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”
B. “ Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “ Đánh ăn chắc Đánh chắc thắng”
C. “Đánh chắc, thắng chắc”
D. “ Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
Câu 37: Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Các nước châu Á đã giành được độc lập.
B. Các nước châu Á đã gia nhập ASEAN.
C. Các nước châu Á đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới.
D. Tất cả các câu trên.
Câu 38: Mục đích bao quát nhất của “chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động là gì?
A. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước XHCN
B. Bắt các nước đồng minh lệ thuộc Mĩ
C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới
D. Thực hiện “ Chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới của đế quốc Mĩ
Câu 39: Thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến, miền Bắc sẵn sàng với tinh thần gì?
A. Tất cả vì tiền tuyến
B. Tất cả để chiến thắng
C. Mỗi người làm việc bằng hai
D. Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người
Câu 40: Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp nào là quan trọng nhất?
A. Lập hũ gạo tiết kiệm
B. Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói
C. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất
D. Chia lại ruộng công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ.
Trên đây là nội dung đề thi thử môn lịch sử vào 10 năm 2020 mã đề 017, hãy thử làm bài rồi đối chiếu đáp án dưới đây em nhé!
Kiến thức trong đề số 017 đều thuộc chương trình Lịch sử 9 mà các em cần ôn luyện.
Nguồn tài liệu đề: Sưu tầm
Đáp án đề thi thử số 017 lịch sử vào 10
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | B | 11 | B | 21 | B | 31 | D |
2 | B | 12 | B | 22 | D | 32 | B |
3 | C | 13 | B | 23 | A | 33 | B |
4 | A | 14 | A | 24 | C | 34 | A |
5 | C | 15 | A | 25 | C | 35 | A |
6 | A | 16 | B | 26 | D | 36 | B |
7 | B | 17 | C | 27 | C | 37 | A |
8 | D | 18 | D | 28 | D | 38 | D |
9 | A | 19 | D | 29 | C | 39 | D |
10 | C | 20 | C | 30 | A | 40 | C |
Cùng Đọc tài liệu thử sức các mẫu đề thi thử vào 10 tất cả các môn có hướng dẫn giải chi tiết để ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 thật tốt!
Xem thêm: